Nhựa POM là một trong những loại vật liệu được sử dụng khá phổ biến trong gia công cơ khí chính xác, chúng có nhiều đặc điểm nổi bật như độ bền cao, chịu mài mòn tốt, trọng lượng nhẹ, có thể thay thế các kim loại màu như đồng, kẽm, thiếc để chế tạo các chi tiết, bộ phận.
Nhựa POM có tên tiếng Anh đầy đủ là Polyoxymethylene, còn được gọi là acetal, polyacetal và polyformaldehyde, là một loại nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật có độ bền cao được sử dụng để chế tạo các bộ phận chính xác yêu cầu độ cứng cao, ma sát thấp, độ ổn định kích thước cao.
Nhựa POM được đặc trưng bởi độ bền nhiệt, độ bền cơ học cao và cách điện tốt. Nó có công thức hóa học là (CH2O)n , tỷ trọng 1,41–1,42 g/cm3, điểm nóng chảy 175oC về bản chất có màu trắng đục vì thành phần tinh thể cao nhưng có thể được tạo ra với nhiều màu sắc khác nhau. Loại nhựa này được phát hiện bởi nhà hóa học người Đức Hermann Staudinger vào năm 1953.
POM là loại nhựa có mức độ kết tinh cao, chống mài mòn hiệu quả, hệ số ma sát thấp, chống chịu tốt với dung môi hữu cơ nhưng khả năng chống chịu axit và các chất oxy hóa kém. Nhựa POM cũng có độ bền và độ cứng cao, độ bền kéo cao, hấp thụ nước thấp, bề mặt có độ sáng bóng cao và độ ổn định kích thước tuyệt vời.
Nhựa POM có khả năng cháy trung bình, ngọn lửa khi cháy có màu xanh trong, không có khói than bay ra, nhựa nóng chảy chuyển màu đen và có mùi hắc rất đặc trưng của fomandehit, có thể gây kích ứng các mô mũi, họng và mắt. Ở trang thái rắn, nhựa POM không gây độc hại cho con người. Tuy nhiên, nếu ở dạng hơi hoặc lỏng thì nhựa POM có thể gây độc khi hít phải hoặc bị hấp thụ qua da.
Nhựa POM có thể được phân loại theo những tiêu chí khác nhau, cụ thể hơn như sau:
Các sản phẩm có thể được chế tạo với nhựa POM dạng hạt thông qua hai phương pháp chính là ép phun và ép đùn. Ngoài ra phương pháp đúc quay và đúc thổi cũng có thể được sử dụng để tạo hình sản phẩm từ nhựa POM.
Phương pháp ép phun thường được sử dụng để chế tạo những chi tiết, bộ phận hay sản phẩm có tính ứng dụng như bánh răng, dây buộc, hệ thống khóa… cung cấp độ bền cơ học cao, độ cứng cao, mài mòn thấp.
Với phương pháp ép đùn, nhựa POM được tạo ra dưới dạng các đoạn có chiều dài liên tục có tiết diện tròn hoặc chữ nhật. Những phần này có thể được cắt theo những chiều dài khác nhau và được sử dụng để gia công cắt gọt.
Nhựa POM khi đã được tạo hình dưới dạng thanh hoặc tấm thì có thể được gia công bằng các phương pháp gia công cắt gọt như tiện, phay, khoan… Nhựa POM dễ gia công cắt gọt nhưng cũng yêu cầu những dụng cụ cắt phải được chế tạo riêng để gia công nhựa. Việc sử dụng dầu bôi trơn khi gia công là không cần thiết nhưng được khuyến khích.
Các tấm nhựa POM cũng có thể được gia công bằng phương pháp cắt tia laser hồng ngoại bằng máy cắt laser với độ chính xác cao.
Các bộ phận nhựa POM được tạo thành bằng phương pháp gia công cắt gọt có thể không ổn định về mặt kích thước, đặc biệt với những bộ phận có sự thay đổi lớn về độ dày của thành. Ủ các bộ phận đã được gia công thô (hoặc bán tinh) trước khi gia công tinh là giải pháp giúp hạn chế cong vênh. Ngoài ra thì khi gia công với phôi nhựa POM, cũng cần chú ý đến lực kẹp phôi vừa phải để tránh ảnh hưởng xấu đến phôi.
Do những tính chất đặc trưng của nhựa POM như độ bền cao, độ cứng cao, độ ăn mòn thấp, khả năng chịu va đập tốt, hệ số ma sát thấp mà vật liệu này được ứng dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau như:
Phân loại | Biên dạng | Độ dày | Kích thước | Màu sắc | Tính chất |
POM thường |
Tấm | 2-50mm | 1000*1000mm
1000*2000mm |
Trắng – Đen |
Vật liệu có độ cứng cao ổn định, ma sát thấp và chống ăn mòn nên được sử dụng thay thế vật liệu kim loại cho các chi tiết cần sự chính xác cao. |
Cây | Φ 6-300mm | 1000mm | Trắng – Đen | ||
Chống tĩnh điện |
Tấm | 5-40mm | 600*1200mm
600*2000mm |
Trắng – Đen | |
Cây | Φ 6-300mm | 1000mm | Trắng – Đen |
ㅤㅤ